1022

Đời sống của Kiều bào người Campuchia ở thôn Bàu Nghé xã Phước Tín Thị xã Phước Long

Thứ năm - 07/09/2017 08:54 1.617 0
Trong những năm gần đây, thôn Bàu Nghé xã Phước Tín Thị xã Phước Long là nơi tập trung đông dân cư Kiều bào người Campuchia về nước sinh sống. Tuy nhiên khi về nước các hộ này đều trong tình trạng đói nghèo, không có việc làm ổn định. Đến nay nhờ công tác hỗ trợ của chính quyền địa phương, những hộ Kiều bào người Campuchia đã dần đi vào ổn định…

Tại Thôn Bàu Nghé, xã Phước Tín, Thị xã Phước Long có 64 hộ với 290 nhân khẩu là Kiều bào người Campuchia sinh sống. Họ tá túc trong những ngôi nhà nằm sát nhau được dựng lên bằng những thanh gỗ cũ và lợp, đắp tôn. Mỗi ngôi nhà chừng vài chục m2, với từ 4 - 6 người cư ngụ.


Nhà sàn của Kiều bào Campuchia ở thôn Bàu Nghé, xã Phước Tín.

Theo người dân nơi đây, đa số những người Việt từ Campuchia về nước sống tại thôn Bàu Nghé xã Phước Tín Thị xã Phước Long từ đầu những năm 2000. Người Việt về đây từ nhiều tỉnh khác nhau. Tổ tiên của họ điều sinh sống bằng nghề đánh bắt cá vì vậy họ cũng nối nghiệp ông cha đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây cuộc sống của bà con kiều bào tại Campuchia khó khăn, cá bị đánh bắt nhiều, cạn nguồn sinh sống. Khi họ trở về chỉ có đôi bàn tay trắng, không một giấy tờ tùy thân, không tài sản; tất cả đều sống trong cảnh nghèo khó; người lớn thì đa phần mù chữ; trẻ em chủ yếu được sinh ra tại Campuchia, theo ba mẹ về Việt Nam nên không có giấy khai sinh, không được đến trường đi học,… và đến nay tuy vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung cuộc sống của những Kiều bào nơi đây đã có nhiều thay đổi, những hộ dân nơi đây đa số đều đã có khẩu, có giấy tờ tùy thân, nhất là con em họ đã bắt đầu được đến trường để kiếm cái chữ cho riêng mình và đời sống dần trở nên lạc quan hơn. Họ mừng rỡ khoe rằng, trẻ em xóm này đã đoạn tuyệt với nỗi lo mù chữ kéo dài. Nhà nhà ai cũng có con em đến trường học chữ.

Anh Nguyễn Văn Thạnh, một Kiều bào người Campuchia ở thôn Bàu Nghé xã Phước Tín cho biết:  “chúng tôi là những người Việt, mà từ đời ông bà ngoại, ông bà nội sống bằng nghề chài cá ở biển hồ… chúng tôi trở về Việt Nam, tiếp tục sinh sống bằng nghề đánh bắt cá ở lòng hồ từ năm 2008 đến nay. Mỗi mẻ kéo được phần để ăn, còn lại bán lấy tiền đong gạo. Khi không có cá thì hai vợ chồng lại ở nhà đan lọt tép mỗi ngày làm thêm cũng được hơn 100.000 đ trang trải cuộc sống gia đình”.

Còn đối với hộ gia đình Kiều bào chị Nguyễn Thị Ánh Hồng ở thôn Bàu Nghé, xã Phước Tín cho biết: hộ gia đình chị về đây sinh sống những năm 2000, cũng như những hộ người Kiều bào Campuchia khác gia đình chị cũng được chính quyền xã Phước Tín hỗ trợ các giấy tờ tùy thân như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh cho các con chị, đến nay các con chị đều đã nghỉ học do học lực không tốt tuy nhiên các bé đều biết cái chữ cũng coi như là hơn bố mẹ. Chị cho biết thêm cuộc sống hiện tại đã khá hơn trước nhưng cũng còn khó khăn do cả nhà chỉ trông chờ vào tiền bán cá khi kéo lưới cũng như đan lọt tép kiếm sống hàng ngày. Chị mong muốn chính quyền địa phương có thể hỗ trợ cho gia đình một số vốn để lấy đó làm điều kiện phát triển kinh tế”.


Gia đình chị Ánh Hồng ở thôn Bàu Nghé làm nghề thủ công “đan lọt tép”

Những kiều bào người campuchia trước kia khi về định cư tại thôn Bàu Nghé xã Phước Tín thị xã Phước Long đa số đều sống dựa vào con nước, không có việc làm ổn định, không chỗ ở cố định, lang bạt hết nơi này đến nơi khác. Chính vì vậy khi trở về định cư tại thôn Bàu Nghé các vấn đề như cấp hộ khẩu, giải quyết việc làm, tham gia các lớp đào tạo nghề và chính các chính sách xã hội của địa phương còn hạn chế. Tuy nhiên trong nhiều năm qua, địa phương cũng đã nỗ lực để tạo điều kiện cho bà con an cư lạc nghiệp. đến nay địa phương đã cấp sổ hộ khẩu cho 57 hộ, 264 nhân khẩu có giấy khai sinh, giấy kết hôn. Số còn lại là 7 hộ với 26 nhân khẩu đang chờ ý kiến chỉ đạo của cấp trên. Mặt khác trong thời gian qua nhằm giúp đỡ, hỗ trợ các hộ này phần nào vơi đi bớt khó khăn, năm 2014 chính quyền xã Phước Tín cũng đã tiến hành kêu gọi vận động chính phủ hỗ trợ 11.880 kg gạo cho 264 kiều bào khó khăn cũng như tiến hành cấp phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho 26 đối tượng kiều bào không có sổ hộ khẩu.

Có thể thấy cuộc sống của các Kiều bào người Campuchia ở nơi đây đã phần nào đi vào ổn định nhưng khó khăn trước mắt của họ vẫn còn nhiều vì vậy sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với các hộ Kiều bào này trong thời gian tới là điều cần thiết nhằm giúp họ có điều kiện phát triển kinh tế từ đó góp phần ổn định an ninh chính trị tại địa phương.

Tác giả: Minh Trang
Đài Truyền Thanh Thị Xã

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

hien ke
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây