1022

Kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện nghị quyết 20-NQ/TW

Thứ năm - 30/03/2017 16:17 1.850 0
Qua 05 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 01/11/2012 của Ban chấp hành TW khóa XI, vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước trên địa bàn thị xã Phước Long được đổi mới và tăng cường; nhận thức về vị trí, vai trò của sự nghiệp phát triển khoa học - công nghệ được nâng cao. Các cấp ủy đảng, chính quyền thị xã đã chỉ đạo triển khai thực hiện các hoạt động khoa học - công nghệ đúng mục tiêu, nội dung, đảm bảo thời gian kế hoạch, bước đầu đạt được một số kết quả nhất định, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học và công nghệ. Từ năm 2011, thị xã Phước Long đã thành lập Hội đồng Khoa học và Công nghệ thị xã, đây là cơ quan tham mưu, tư vấn cho UBND thị xã các vấn đề về quản lý và phát triển khoa học và công nghệ của địa phương; Hội đồng có quy chế hoạt động và được Sở Khoa học và Công nghệ cấp kinh phí hoạt động hằng năm. Đã tham mưu thị xã cho triển khai thực hiện 02 đề tài ứng dụng thuộc lĩnh vực nông nghiệp, 01 đề tài trong lĩnh vực y tế và 01 mô hình ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi. Các đề tài đều được Hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt loại khá trở lên và có khả năng áp dụng vào thực tế. Cụ thể:

Trong lĩnh vực nông nghiệp: Tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi với hơn 3.800 người tham dự. Công tác chuyển giao ứng dụng các mô hình sản xuất mới có hiệu quả kinh tế cao: Trong trồng trọt đã chuyển giao 57 mô hình trình diễn về trồng trọt như: trồng gừng trong bao dưới tán cây trồng khác; trồng ca cao dưới tán điều; thâm canh lúa nước; trồng bưởi da xanh sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước; trồng rau an toàn tại cánh đồng Sơn Long và 03 mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học Tricoderma trong phòng bệnh cho cây. Năm 2017, thị xã đang chuẩn bị triển khai mô hình rau sạch theo tiêu chuẩn VietGap do Hội Nông dân chủ trì. Trong chăn nuôi: Chuyển giao 02 mô hình nuôi gà ta thả vườn; 02 mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học; 01 mô hình nuôi heo sọc đen đồng bào; 01 mô hình nuôi lươn trong chum; 01 dự án chuyển giao bò giống sinh sản hướng sản xuất thịt năng suất. Hầu hết các mô hình đều cho kết quả khả quan, được nhiều hộ dân học tập, nhân rộng để sản xuất theo hướng hàng hóa.

Kết quả đạt được tăng cao và tương đối ổn định như: Tiêu đạt 2,64 tấn/ha, Điều đạt 1,5 tấn/ ha, Cà phê nhân đạt 2 tấn/ ha, mủ Cao su đạt 1,78 tấn/ha, Ca cao đạt 1,3 tấn/ha (số liệu năm 2016); Mô hình Điều ghép cho năng suất, sản lượng cao từ 3 - 3,5 tấn/ ha.

Trong lĩnh vực công nghiệp: Các Doanh nghiệp sản xuất, chế biến các mặt hàng chủ lực trên địa bàn thị xã như: gia công và chế biến hạt điều, khai thác đá xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng đã ứng dụng các công nghệ hiện đại, tự động hóa trong sản xuất thay thế cho lao động thủ công. Vì vậy, năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng cao và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong giai đoạn 2012-2016, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 8%/năm; riêng năm 2016 đạt khoảng 6.129 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tăng 7,6% so với năm 2015, trong đó công nghiệp khai thác đá tăng 29%, công nghiệp chế biến tăng 8%.

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Trong năm, đã đầu tư 08 phòng máy vi tính phục vụ dạy và học cho giáo viên và học sinh, hiện tại ở cấp học THCS tất cả các trường đều đã có phòng học vi tính, ở cấp học TH có 6/10 Trường; Có 10 Trường Tiểu học đã được trang bị phần mềm hỗ trợ soạn giảng giáo án điện tử E.Learning để hỗ trợ cho giáo viên năm 2016. Cấp học THCS có 04 trường có phòng thí nghiệm chuyên biệt là: THCS Thác Mơ, THCS Nguyễn Văn Trỗi, THCS Phước Tín và THCS Phước Bình.

Trong lĩnh vực y tế: Đầu tư, ứng dụng nhiều thiết bị công nghệ hiện đại ở Trung tâm Y tế thị xã, phòng khám khu vực Phước Bình phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân; Quy trình thủ tục khám, chữa bệnh từng bước đơn giản và hiện đại hóa. Thị xã đã đầu tư 01 máy xét nghiệm huyết học, 01 máy chụp X-Quang nhằm từng bước hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh.

Trong lĩnh vực môi trường: Ứng dụng các loại chế phẩm sinh học để xử lý chất thải y tế, chất thải công nghiệp, chất thải chăn nuôi và các chất thải nguy hại khác; hệ thống thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường cơ sở chăn nuôi, bãi rác… giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Trong năm 2013, thị xã đã trang bị 01 máy đo nồng độ khí thải để phục vụ công tác quản lý vệ môi trường.       

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin: Thị xã qua 03 năm đã triển khai đề án “Một cửa điện tử” hồ sơ được giải quyết kịp thời, giảm bớt thời gian giải quyết thủ tục hành chính. Ứng dụng các phần mềm để xử lý và giải quyết công việc như: Phần mềm Missa (kế toán), V-Office (quản lý văn bản), Egate (địa chính – xây dựng), Mycrototian (địa chính), Dtsoft (quản lý hộ tịch), Emis (thống kê báo cáo ngành). Hoạt động của Trang thông tin điện tử thị xã Phước Long được cập nhật thường xuyên và đầy đủ góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và công dân tiếp cận nhanh các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước.

Trong lĩnh vực xã hội và nhân văn: Thị xã đã thực hiện 02 công trình nghiên cứu khoa học: Lịch sử Đảng bộ quân và dân Phước Long giai đoạn 1975 - 2015; Lịch sử lực lượng vũ trang thị xã Phước Long (1945-2015). Hiện nay, thị xã đang tiếp tục triển khai 02 công trình nghiên cứu khoa học: Nhà tù Bà Rá và đấu tranh chống chế độ lao tù giai đoạn 1940-1945 ( Đề tài đã được UBND tỉnh Bình Phước đưa vào danh mục đề tài thực hiện trong năm 2017) và công trình lịch sử xã Phước Tín.

Nhìn chung trong 05 năm qua, việc phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế theo Nghị quyết số 20-NQ/TW (khóa XI) đã được tích cực triển khai, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thúc đẩy kinh tế của địa phương phát triển nhanh và bền vững. Với quan điểm xem phát triển khoa học và công nghệ là bước đi tiên phong là động lực phát triển kinh tế. Công tác nghiên cứu ứng dụng đã tập trung vào việc chọn các nhóm vật nuôi, cây trồng cho năng suất, chất lượng cao; chú trọng công tác phòng, trừ dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thủy sản; ứng dụng quy trình công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản đặc thù. Phối hợp đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nông dân trong việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất. 

Tác giả: Mỹ Trinh
Nguồn: TU Phước Long

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

hien ke
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây