Thứ nhất, các đơn vị đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang; tu bổ và trang bị đầy đủ phương tiện dạy học; tổ chức các hoạt động chuyên môn bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên; hoàn chỉnh các nội dung công khai chất lượng giáo dục trên cơ sở tổ chức tự đánh giá về kiểm định chất lượng giáo dục tại đơn vị.
Thứ hai, chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên rõ nét. Không còn trường học yếu kém về cơ sở vật chất và môi trường sư phạm: đảm bảo đủ chỗ ngồi cho học sinh các bậc học; 100% các trường đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích. Kết quả ở bậc Mầm non, có 9/9 trường đã thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, giáo viên lên lớp biết lựa chọn các nội dung tích hợp và hình thức tổ chức hoạt động khá linh hoạt theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, tạo điều kiện giúp trẻ tích cực chủ động trong học tập và vui chơi và không có trường hợp xảy ra trẻ bị ngộ độc thực phẩm.
Bậc Tiểu học, chương trình VNEN và SEQAP được triển khai và mang lại hiệu quả tích cực, thành tích học tập của các em học sinh được nâng lên, số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt tỷ lệ 98,83%. Trong quá trình giảng dạy, vận dụng công nghệ thông tin và linh hoạt đổi mới phương pháp nhằm phát huy các đối tương học sinh cả trong giáo án lẫn thực hành trên lớp. Học sinh cơ bản đã thay đổi được thói quen học tập, tự tin, tích cực và chủ động tham gia sôi nổi, hào hứng vào bài học. Bước đầu các em đã tiếp nhận được với cách học theo nhóm, dưới sự hướng dẫn của nhóm trưởng , hội đồng tự quản và đã có sự tham gia phối hợp của cộng đồng trong việc tổ chức các hoạt động của VNEN. Tăng cường các biện pháp để khắc phục tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp, giảm tỉ lệ học sinh yếu kém học sinh bỏ học, tăng tỉ lệ học sinh khá giỏi. Nâng cao chất lượng giảng dạy trong các trường, hỗ trợ học sinh nghèo, dân tộc thiểu số và các em thuộc diện chính sách.
Bậc Trung học cơ sở, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 98,1%, tỷ lệ bỏ học chỉ chiếm 0,3%, tỷ lệ hoc sinh đạt học lực khá, giỏi tăng so với năm học trước. Công tác đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh gia thông qua bồi dưỡng giáo viên, tiến hành dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, rút kinh nghiệm ở tổ chuyên môn, chỉ đạo hội thảo đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh gia cấp trường, cụm, chỉ đạo chặt chẽ trong việc thực hiện chương trình theo đúng quy định. Tổ chức tốt các lớp bồi dưỡng chuyên môn trong năm. Chỉ đạo các trường tổ chức chuyên đề hội thảo từng môn học, nội dung hội thảo phải đi sâu vào việc đổi mới chương trình, phương pháp dạy học, tổ chức thao giảng theo bộ môn và tiến hành thảo luận. Số học sinh giỏi vòng thị xã có 96 em đạt giải tăng 7 so với năm học trước, đạt cấp tỉnh 44 em tăng 3 em so với năm học trước, giải toán trên máy tính cầm tay có 9 em đạt giải cấp tỉnh và 1 em đạt giải toàn quốc, thi Olimpic tiếng Anh qua mạng có 20 em đạt giải cấp tỉnh giảm 3 em so với năm học trước; thi giải toán qua mạng Internet cấp tỉnh có 17 em đạt giải, tăng 02 em so với năm học trước
Thứ ba, các trường tiểu học và trung học cơ sở đã tổ chức các hoạt động Văn hóa văn nghệ thể dục thể thao, tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh thi đấu các môn thể thao theo năng khiếu; tổ chức các hoạt động văn nghệ vào các ngày lễ lớn, trong các buổi chào cờ đầu tuần; tổ chức tốt các ngày ngoại khóa; các hội thi được theo đúng qui định.
Thứ tư, hội cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học của con em, tích cực chăm lo tổ chức hoạt động dạy và học của nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức hoạt động đúng theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các đơn vị trường học đã tận dụng các phương tiện thông tin để kết hợp với cha mẹ học sinh trong việc theo dõi, chăm sóc, chia sẻ, giúp đỡ các em vượt qua những khó khăn trong học tập, trong giao tiếp. Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học. Hội cha mẹ phụ huynh học sinh các trường đã huy động đóng góp hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường. Việc đóng góp cũng là thể hiện trách nhiệm của mỗi gia đình, cộng đồng cho con em mình, cho sự nghiệp giáo dục thế hệ mai sau, thực sự coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu và chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng.
Thứ năm, công tác Thi đua - Khen thưởng: Các cuộc vận động và các phong trào thi đua được lồng ghép, tích hợp và tổ chức thành các hoạt động thường xuyên, có hiệu quả; đã giới thiệu về Sở Giáo dục và Đào tạo tôn vinh những tấm gương sáng trong ngành, đồng thời xử lý nghiêm những hiện tượng vi phạm. Năm học 2015-2016 có 15 cá nhân đạt chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, 105 chiến sĩ thi đua cơ sở ; 203 cá nhân được UBND Thị xã khen; 18 cá nhân được UBND Tỉnh khen; 14 cá nhân được Sở GDĐT khen; 2 cá nhân được Bộ GDĐT khen và 5 đơn vị đạt lao động xuất sắc; 10 đơn vị đạt lao động tiên tiến
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành giáo dục, đào tạo thị xã Phước Long năm học 2015-2016 vẫn còn những hạn chế, bất cập như:
- Một số trường thu chi chưa đúng quy định.
- Đầu tư cơ sở vật chất cho trường chuẩn Quốc gia chưa kịp thời để đạt đủ tiêu chuẩn CSVC cho việc công nhận chuẩn Quốc gia cho nên chưa thực hiện đúng lộ trình xây dựng trường chuẩn.
- Công tác tham mưu bổ nhiệm quản lý còn chậm. Giáo viên thiếu từ tháng 9/2014 đến tháng 3/2015. Đến tháng 4/2015 mới phân bổ về các trường.
- Vẫn còn tình trạng đơn thư nặc danh.
- Chất lượng, hiệu quả công tác và tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, giáo viên chưa được nâng cao. Năng lực chuyên môn của một số giáo viên còn hạn chế.
- Công tác quản lý giáo dục học sinh tại một số trường còn nặng về xử phạt, thiếu giáo dục uốn nắn, hiện tượng đánh nhau, cư xử với nhau không lịch sự vẫn còn xảy ra trong và ngoài nhà trường.
- Tình trạng dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường không xin phép vẫn còn gây dư luận không tốt trong xã hội và làm ảnh hưởng uy tín của ngành.
- Công tác cải cách hành chính, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý ở một số đơn vị chưa được quan tâm nên chế độ thống kê báo cáo của một số đơn vị không kịp thời, không chính xác về số liệu, còn chậm, hoặc không thực hiện dẫn đến công tác báo cáo, thống kê, tổng hợp của ngành gặp nhiều khó khăn.
- Công tác thi đua khen thưởng một số đơn vị còn nể nang chưa thực sự đi và chiều sâu, chưa thực sự là động lực để phát triển thúc đẩy chất lượng giáo dục tại đơn vị.
- Phong trào viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở các đơn vị còn mang tính hình thức chưa tạo khâu đột phá trong đổi mới phương pháp giảng dạy. Nhiều sáng kiến còn sao chép trên mạng hoặc mượn sáng kiến của đồng nghiệp chép lại, trình bày biện pháp sơ sài, kết quả thiếu tính thuyết phục.
Tác giả: Nguyễn Thị Thuyến
Nguồn: Phòng GD-ĐT
Ý kiến bạn đọc