Mục tiêu chung của Đề án là “ Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề ở Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp. góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến”.
Thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ – TTg, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Kế hoạch số 102/KH – UBND ngày 09/8/2011 triển khai thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch số 203/KH – UBND của UBND tỉnh về thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội năm 2016. Trên cơ sở đó UBND thị xã Phước Long đã xây dựng Kế hoạch số 153/KH – UBND ngày 20/9/2016 triển khai thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội năm 2016. Với mục đích tiếp tục triển khai kế hoạch 132/KH-UBND của UBND tỉnh Bình Phước trong các hoạt động như: bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; giúp các gia đình giải quyết các vấn đề mâu thuẫn; hỗ trợ tư pháp cho người chưa thành niên; giáo dục và tham vấn cho những học sinh gặp phải những vấn đề trong học tập và cuộc sống; hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng yếu thế; các hoạt động trợ giúp người khuyết tật; phát triển cộng đồng; phối hợp các ngành nghiên cứu các vấn đề xã hội; hỗ trợ chính quyền xây dựng các chính sách và chương trình an sinh xã hội; hỗ trợ cộng đồng đáp ứng nhu cầu trong nền kinh tế hiện đại, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Mục tiêu chung của Kế hoạch là phát triển công tác xã hội trên địa bàn thị xã; nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp và nhân dân trong toàn thị xã về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng góp phần thực hiện có hiệu quả các vấn đề an sinh xã hội trên địa bàn.
Kế hoạch cũng đề ra các mục tiêu cụ thể như: Một là, đẩy mạnh tuyên truyền trên Đài truyền thanh thị xã; phát hành tờ rơi; biểu mẫu để nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, các ngành và nhân dân trong toàn thị xã về nghề công tác xã hội. Hai là, phát triển và cơ cấu mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thành hệ thống cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội chuyên nghiệp, đáp ứng tốt nhu cầu của đối tượng bảo trợ xã hội theo hướng phát triển sớm, can thiệp, trợ giúp kịp thời những người dân có vấn đề về xã hội; tiếp nhận đối tượng trong trường hợp khẩn cấp, ngắn hạn, dài hạn; hỗ trợ tư vấn, trợ giúp, chăm sóc và phục hồi đối tượng tại gia đình và cộng đồng. Ba là, khuyến khích xã hội hóa, huy động sự tham gia của mọi thành phần trong xã hội vào việc đảm bảo an sinh xã hội, cung cấp dịch vụ xã hội cho người dân. Phát huy đa dạng các hình thức từ thiện, nhân đạo phi Chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận để hỗ trợ, chăm sóc đối tượng dựa vào cộng đồng, tạo điều kiện, cơ hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hòa nhập tốt hơn với cộng đồng. Bốn là, chủ động ứng phó và hạn chế các tác động xấu của thiên tai nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong mọi điều kiện. Thực hiện tốt công tác hỗ trợ đột xuất, bảo đảm người dân nhất là đối tượng yếu thế và trẻ em bị thiệt hại khi gặp rủi ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời để ổn định cuộc sống; tổ chức hướng dẫn người dân chủ động phòng tránh, cứu giúp lẫn nhau khi gặp thiên tai.
Kế hoạch cũng đã đề ra 03 nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện có hiệu quả. Đó là, hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức; Hoạt động phát triển mạng lưới và nâng cao năng lực; Hoạt động can thiệp, trợ giúp đối tượng./.
Tác giả: Nguyễn Thị Thuyến
Nguồn: Phòng LĐTB & XH.
Ý kiến bạn đọc