1022

Thị xã Phước Long triển khai lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo bộ luật dân sự (sửa đổi)

Thứ năm - 16/04/2015 11:00 975 0
     Thực hiện Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 02/02/2015 của UBND tỉnh Bình Phước về ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ Luật dân sự (sửa đổi) trên địa bàn tỉnh Bình Phước, ngày 25/3/2015 UBND thị xã đã ban hành Quyết định 427/QĐ-UBND về Ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ Luật dân sự (sửa đổi) trên địa bàn thị xã Phước Long.

Sau khi ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ Luật dân sự (sửa đổi), UBND thị xã đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ Luật dân sự (sửa đổi) kèm theo đề cương 10 vấn đề trọng tâm, bảng so sánh Bộ Luật dân sự năm 2005 và dự thảo Bộ Luật dân sự, phát phiếu Lấy ý kiến đóng góp cho các đại biểu về dự Hội nghị là lãnh đạo của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thị xã. Đồng thời, tại Hội nghị này, Chủ tịch UBND thị xã cũng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và UBND các xã, phường, tiếp tục tổ chức các hội nghị cán bộ công chức, hội nghị nhân dân, các hội nghị chuyên đề, hội nghị theo đối tượng để lấy ý kiến của cán bộ, công chức và nhân dân về dự thảo Bộ Luật dân sự (sửa đổi).

       Trong quá trình tổ chức triển khai, các cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai công tác, chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ, sâu rộng, có nhiều cách làm sáng tạo, đặc biệt là tập trung phát huy lực lượng cán bộ, đảng viên, báo cáo viên pháp luật là lực lượng nòng cốt đi sâu tuyên truyền vận động, tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân tham gia nghiên cứu, thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo Bộ Luật dân sự (sửa đổi).

       Đài Truyền thanh thị xã tập trung, dành thời lượng nhiều hơn để đẩy mạnh công tác tuyên truyền chuyên mục lấy ý kiến nhân dân, giới thiệu về dự thảo Bộ Luật dân sự (sửa đổi) tập trung phản ánh tình hình triển khai, tổ chức lấy ý kiến tại cơ sở, giúp người dân có thêm thông tin, kiến thức cần thiết cho việc góp ý vào dự thảo Bộ Luật dân sự (sửa đổi). Ủy ban MTTQVN thị xã Phước Long, các tổ chức thành viên và các đoàn thể nhân dân đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong thành viên, đoàn viên, hội viên của tổ chức mình; vận động các tầng lớp nhân dân tham gia nghiên cứu, góp ý vào dự thảo Bộ Luật dân sự (sửa đổi). Đảm bảo đa số người dân thị xã được tuyên truyền, phổ biến về việc tham gia đóng góp ý kiến.

       Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Bộ Luật dân sự (sửa đổi) đã được các cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể, các xã, phường thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm và khẩn trương cung cấp tài liệu đầy đủ và dành thời gian hợp lý để người dân nghiên cứu, đóng góp ý kiến.

       Có thể nói, Dự thảo Bộ luật dân sự đã được chuẩn bị công phu, cơ bản thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các quan điểm, chủ trương của Đảng tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 và Cương lĩnh xây dựng Đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Nghị quyết 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49- NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách Tư pháp đến năm 2020.

       Nhìn chung, qua 10 năm thi hành, Bộ Luật dân sự năm 2005 đã có tác động rất tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự 2005 ra đời trong thời điểm nước ta cần hoàn tất các bước cần thiết cho việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, trong đó có việc rà soát và điều chỉnh pháp luật cho phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ tổ chức này. Vì được ban hành khá nhanh chóng và trong bối cảnh như vậy nên đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Bộ luật dân sự 2005 được ban hành nhưng chưa dựa trên những nghiên cứu đầy đủ và còn rất nhiều vấn đề cần phải được sửa đổi, từ kỹ thuật lập pháp đến nội dung các quy định cụ thể.

       Dự thảo Bộ luật dân sự đã cụ thể hóa các quy định về quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, tăng cường các biện pháp bảo vệ các quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực của đời sống dân sự trong Hiến pháp 2013. Dự thảo cũng đã cơ bản đảm bảo sự kế thừa và phát triển các quy định của pháp luật dân sự còn phù hợp với thực tiễn cuộc sống, bảo vệ các giá trị văn hóa, tập quán, truyền thống đạo đức tốt đẹp của nước ta.

       Qua kết quả tổng hợp ý kiến đóng góp trên địa bàn thị xã Phước Long đã nhận được 270 ý kiến đóng góp cho dự thảo Bộ Luật dân sự (sửa đổi). Đa số ý kiến quan tâm đến hầu hết các chương, điều và cơ bản nhất trí cao, chỉ đề nghị giữ lại một số điều trong Bộ Luật dân sự năm 2005 vẫn còn phù hợp.

Đỗ Thắm
Nguồn tin: Văn phòng HĐND&UBND

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

hien ke
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây