1022

VAI TRÒ CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHỈ THỊ 40-CT/TW

Chủ nhật - 21/03/2021 09:52 13.249 0
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước ta hiện nay. Sự quy định này là do yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, lả xuất phát từ thể chế chính trị: nước ta là nước dân chủ, mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Đây là vấn đề lịch sử, vấn đề truyền thống. Vai trò của Mặt trận không phải do Mặt trận đặt ra mà là do chính nhân dân, chính lịch sử thừa nhận.
Từ khi có Đảng là có Mặt trận, ngay sau khi nhân dân giành được chính quyền, Mặt trận đã trở thành một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị. Tuy vai trò, vị trí, chức năng và phương thức hoạt động của từng bộ phận cấu thành trong hệ thống chính trị có khác nhau nhưng đều là công cụ thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân nhằm một mục đích chung là: Phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế. Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân…” điều đó càng khẳng định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận không thể thiếu được của hệ thống chính trị nước ta.
“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể thành viên có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…” đó là củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, thắt chặt mật thiết giữa nhân nhân với Đảng và nhà nước để thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới.
Ông Lê Văn Hòa Chủ tịch MTTQVN xã Phước Tín
giám sát danh sách công khai dư nợ tại điểm giao dịch xã
Nhằm phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội, ngày 22/11/2014 Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội đã góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế, xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngay sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội phát huy vai trò tập hợp lực lượng, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo và các đối tượng chính sách khác; nâng cao hiệu quả giám sát của toàn dân đối với công tác này.
Các tổ chức chính trị nhận ủy thác của Ngân hàng chính sách xã hội có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung được ủy thác; phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội và chính quyền địa phương trong việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội; hướng dẫn bình xét đối tượng vay vốn; tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, hướng dẫn người vay sử dụng vốn hiệu quả; lồng ghép với các chương trình, dự án của các tổ chức chính trị xã hội. Làm tốt công tác tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình, giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
Bám sát nội dung Chỉ thị của ban Bí thư Trung ương Đảng, sự chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Bình Phước và căn cứ vào đặc điểm tình hình, điều kiện cụ thể tại địa phương, ngay từ đầu năm 2015, Phòng giao dịch NHCSXH thị xã Phước Long đã tham mưu Thị ủy, UBND thị xã ban hành triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội các cấp đã quan tâm hơn đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, chỉ đạo cấp cơ sở phối hợp tốt với Phòng giao dịch trong thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, thực hiện công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng hoạt động tại những xã, phường còn chưa tốt; nhất là việc củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV, trong đó tập trung hướng dẫn bình xét  đối tượng vay vốn đúng quy định; đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn; tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn người vay sử dụng vốn hiệu quả; tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ về tín dụng chính sách xã hội.
Công tác phối hợp giữa Phòng giao dịch và các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, chất lượng ủy thác ngày càng được nâng cao. Hiện nay, Phòng giao dịch thực hiện tổ chức giao dịch tại 7 điểm giao dịch đặt tại trụ sở UBND các xã, phường; phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội quản lý 79 tổ TK&VV hoạt động tại thôn đã góp phần công khai được các chính sách tín dụng của Nhà nước, danh sách hộ vay vốn và các quy trình thủ tục của Phòng giao dịch NHCSXH; người vay giao dịch trực tiếp với Phòng giao dịch NHCSXH vào ngày cố định hàng tháng để vay vốn, trả nợ, gửi tiền tiết kiệm trước sự chứng kiến của cán bộ tổ chức chính trị xã hội, tổ trưởng tổ TK&VV và chính quyền địa phương. Qua đó đã tạo được lòng tin của nhân dân đối với các chính sách tín dụng của Đảng, Nhà nước và hoạt động của NHCSXH; chính quyền địa phương cũng có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với người dân, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc của người dân, góp phần giữ vững ổn định an ninh, trật tự và an toàn xã hội tại địa phương.
Việc nâng cao hoạt động nhận ủy thác từ NHCSXH đã tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị xã hội tập hợp lực lượng, củng cố, nâng cao cả về số lượng, chất lượng phong trào hoạt động, góp phần củng cố hệ thống chính trị địa phương, giúp người nghèo có điều kiện sinh hoạt tại các tổ chức chính trị xã hội
Hội đoàn thể xã kiểm tra bảng kê 13/TD và hồ sơ lưu giữ tại tổ TK&VV
Thông qua các phong trào, cuộc vận động, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội đã chủ động làm tốt công tác phối hợp, làm tăng sức mạnh từ quần chúng tham gia đóng góp cho quá trình phát triển đất nước, đem lại lợi ích cho đời sống nhân dân.Bên cạnh đó Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội tiếp tục đổi mới, có nhiều giải pháp tích cực hơn trong công tác nắm tình hình nhân dân. Đặc biệt, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội đã dành sự quan tâm lớn, tổ chức hoạt động thiết thực cho những đối tượng, hoàn cảnh khó khăn như người nghèo, người khuyết tật, người cao tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số… giải quyết quyền lợi của các tầng lớp nhân dân theo từng đối tượng các tổ chức đang chịu trách nhiệm, lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm trọng tâm hoạt động của tổ chức. Đây cũng chính là mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế, xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của ban Bí Thư Trung ương Đảng đã ban hành về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Tác giả: Thanh Hải – Tuấn Anh
Nguồn: NHCSXH

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

hien ke
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây