1022

Phước Long tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Thứ bảy - 03/12/2016 10:34 847 0
Ngày 15/6/2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước ban hành Chỉ thị số 09-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Ngày 13/7/2016 , UBND tỉnh có kế hoạch 175/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chi thị 09-CT/TU của Tỉnh ủy.

Để triển khai, thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh và Chỉ thị của Tỉnh ủy Bình Phước về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. UBND thị xã Phước Long đã ban hành kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 27/7/2016. Theo đó, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp từ thị xã đến đến xã phường tập trung thực hiện nghiêm túc 5 nhiệm vụ chính: 

Một là, đẩy mạnh, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp tục tổ chức thực hiện việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo. 

Hai là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tiếp tục thực hiện nghiêm Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25-5-2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; tăng cường công tác quản lý cán bộ, công chức; thường xuyên giáo dục, nhắc nhở cán bộ, công chức gương mẫu thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; xác định phòng, chống tham nhũng là một trong những tiêu chí để đánh giá, xem xét, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải thực sự gương mẫu thực hiện, trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. 

Ba là, lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí như: thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; rà soát, sửa đổi, bổ sung và thực hiện nghiêm các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, chuyển đổi vị trí công tác; minh bạch tài sản, thu nhập; đẩy mạnh cải cách hành chính. Thực hiện công khai các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong cơ quan, đơn vị; hệ thống, chuẩn hoá những quy định về thủ tục, giấy tờ và thời hạn giải quyết đối với từng thủ tục hành chính; công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại công sở. 

Trong công tác tổ chức, cán bộ phải thực hiện nghiêm các quy định, quy trình về tiếp nhận, điều chuyển, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, bảo đảm công bằng, dân chủ, công khai; giám sát, kiểm tra chặt chẽ việc thi tuyển, xét tuyển, tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức, gắn trách nhiệm cá nhân trong việc lựa chọn, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức trên cơ sở thảo luận dân chủ trong tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị.

Bốn là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số số 32-KH/TU ngày 27/5/2016 của Ban Thường vụ Thị ủy thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07-12-2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng. Tập trung kiểm tra, giám sát, thanh tra trong các lĩnh vực nhạy cảm, có nguy cơ tham nhũng, lãng phí cao. Đẩy mạnh thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. 

Chủ động phát hiện, ngăn ngừa, xử lý nghiêm minh đối với mọi tổ chức, cán bộ, đảng viên có sai phạm; xử lý nghiêm minh trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, lãng phí trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình trực tiếp quản lý, cán bộ, công chức vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập; kiên quyết thu hồi tiền, tài sản bị tham nhũng... 

Năm là, tăng cường hoạt động giám sát và phát huy vai trò trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể  chính trị - xã hội các cấp trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí; chỉ đạo cơ sở nâng cao chất lượng hoạt động của Ban thanh tra nhân dân và hoạt động giám sát cộng đồng; khuyến khích cán bộ, công chức và nhân dân tích cực tham gia giám sát, phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí. Bảo vệ, khen thưởng xứng đáng người dũng cảm tố cáo hành vi tham nhũng, đồng thời xử lý nghiêm mọi hành vi trù dập, trả thù người tố cáo tham nhũng hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để gây mất đoàn kết nội bộ./.

Tác giả. Thanh Huyền
Nguồn: Thanh tra thị xã

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

hien ke
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây