1022

VỀ PHƯỚC LONG ĐỌC BÀI THƠ “CÔNG ĐẦU”

Thứ sáu - 23/12/2022 18:01 5.364 0
Trong không gian trưng bày về Chiến dịch Đường 14 – Phước Long, bài thơ “Công Đầu” được treo trang trọng ngay điểm đầu tiên trong hành trình tham quan toàn bộ không gian trưng bày về chiến tranh nói chung, chiến dịch Đường 14 - Phước Long nói riêng.
CONHG DAU

          Bài thơ do Trung tướng Hoàng Cầm – vị chỉ huy chiến dịch Đường 14 – Phước Long năm 1974-1975, góp phần giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long. Với vai trò Tư lệnh kiêm Chính ủy chiến dịch, Thiếu tướng Hoàng Cầm chỉ huy trận đánh lớn đầu tiên của Quân đoàn 4 sau khi thành lập. Có thể vì vậy, thắng lợi của chiến dịch không chỉ có ý nghĩa với chiến lược quân sự của ta lúc bấy giờ mà còn là kỷ niệm khó quên của vị tướng giàu thích tích chiến trận này.
          Bài thơ được Hoàng Cầm viết vào dịp kỉ niệm 10 năm giải phóng Phước Long (6/1/1975 - 6/1/1985), lúc ông là Trung tướng – Tư lệnh Quân đoàn 4. Với những ký ức, kỉ niệm sâu sắc, thấm đậm tình người trên vùng đất Phước Long, ông gửi vào bài thơ nhiều tình cảm, sự tri ân của vị tướng với đất và người Phước Long, người đã từng gắn bó với vùng đất anh hùng này.
          Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Phước Long là vùng đất rộng lớn, các đơn vị của ta đóng căn cứ, ngay những ngày đầu của cuộc chiến cho đến ngày giải phóng, trong đó có Hoàng Cầm và những người lực lượng do ông lãnh đạo, chỉ huy. Do đó, quân và dân Phước Long không chỉ dành những tình cảm sâu đậm cho ông mà còn dành cho người bộ đội Cụ Hồ - những người anh hùng đang chiến đấu để giải phóng quê hương. Tất cả được Hoàng Cầm chấm phá bằng vài câu thơ nhưng cũng đủ làm cho người đọc hiểu được mối quan hệ gắn bó keo sơn, tình cảm sâu đậm của Phước Long “Cơm mì, áo rách nhưng tình sắt son” với Hoàng Cầm và bộ đội Cụ Hồ. Với tinh thần thấm nhuần lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, nguyện vọng thống nhất đất nước, Phước Long và những bộ đội ngày đêm nỗ lực vượt qua khó khăn, gian khổ để hoàn thành mục tiêu to lớn và duy nhất của dân tộc: “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”. Quyết tâm này được Hoàng Cầm gửi vào qua những vần thơ tràn đầy cảm xúc.
          Bài thơ được mở đầu bằng hai câu thơ vừa ngọt ngào, vừa tha thiết như thể tình thân:
          “Ba nghìn sáu trăm ngày sắp đến
          Phước Long ơi ta lại nhớ mình”
          và được kết thúc cũng bằng hai câu như lời căn dặn đầy trách nhiệm của vị tướng đã xem mình như là người con của Phước Long:
          “Dù ai đi đâu về đâu
Đừng quên nhớ lấy công đầu Phước Long”
Một sự mở đầu ngọt ngào và kết thúc rất trọn vẹn như tình nghĩa của Phước Long với bộ đội Cụ Hồ luôn chung thủy, sắc son.
Có thể, ai đã một lần đến bảo tàng Chiến dịch Đường 14 – Phước Long, chắc đã từng đọc qua bài thơ này. Nếu ai chưa đến, hãy đến và đọc qua một lần sẽ có những cảm nhận điều hay, nét đẹp và xúc cảm về bài thơ. Tôi không phải là nhà thơ, cũng không phải là người bình thơ. Nhưng với khi đọc được bài thơ, tôi có những xúc cảm về bài thơ nên xin được có vài dòng để bày tỏ. Sắp tới là kỉ niệm 48 năm giải phóng Phước Long, xin tri ân vị tướng tài ba Hoàng Cầm, cảm ơn ông đã để lại cho Phước Long một bài thơ ý nghĩa.
 

Tác giả: Phạm Hữu Hiến – ĐH Bình Dương

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 10 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 10 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

hien ke
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây