1022

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ NHỮNG NGƯỜI KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ CÁC NHÂN CHỨNG

Thứ sáu - 22/03/2019 11:26 11.514 0
Hiến pháp năm 2013: Quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo hoặc làm hại người khác” (Điều 30).
Bộ luật hình sự năm 2015: Tiếp tục có những thay đổi quy định về hành vi cấu thành tội phạm và hình phạt của tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo theo hướng tiến bộ hơn, cụ thể hơn và nghiêm khắc hơn, như sau: tăng hình phạt tù tối thiểu từ 03 tháng lên 06 tháng, hình phạt tù tối đa từ 05 năm lên 07 năm; bổ sung các hình thức định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 166).
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: Mở rộng chủ thể, quy định rõ hơn các quyền của người khiếu nại, tố cáo so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, cụ thể là thay chủ thể công dân thành cá nhân; tăng đảm bảo cho người khiếu nại, tố cáo thông qua việc nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống người khác... (Điều 32).
Luật khiếu nại năm 2011:  Quy định việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực hiện theo quy định của pháp luật, bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời (Điều 4); nghiêm cấm cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại... (Điều 6).
Luật tố cáo năm 2018: Quy định việc giải quyết tố cáo phải kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo  quy định pháp luật; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo (Điều 4). Khi tiếp nhận, giải quyết tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp người tố cáo, tiếp nhận và giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Nếu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền này vi phạm thì phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật (Điều 5).
 Luật thi hành án hình sự năm 2010:
Quy định về việc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật trong hoạt động thi hành án hình sự tại các điều 4, 150, 154... Để giám sát chặt ch việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, Luật cũng quy định Viện kiểm sát trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan có thẩm quyền (Điều 142).
Ngoài ra, các quy định về đảm bảo quyền khiếu nại và được giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng và công bằng, cũng như nghĩa vụ bảo vệ những người khiếu nại, tố cáo và các nhân chứng chống lại sự ngược đãi hoặc đe dọa do việc khiếu nại, tố cáo hoặc cung cấp chứng cứ còn được quy định tại rất nhiều văn bản khác nhau như Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Công an nhân dân năm 2014, Luật an ninh quốc gia năm 2004.
Tác giả: Thanh Huyền
Nguồn: Bộ Tư pháp

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

hien ke
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây