1022

Giới thiệu chung về thị xã Phước Long

  1. Vị trí địa lý
Thị xã Phước Long được thành lập theo Nghị quyết số 35 /NQ-CP ngày 11/8/2009 của Chính phủ. Theo Nghị quyết trên thị xã Phước Long được thành lập trên cơ sở tách ra từ huyện Phước Long cũ (bao gồm: toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Thác Mơ, thị trấn Phước Bình, xã Sơn Giang, xã Long Giang, xã Phước Tín; 540,17 ha diện tích tự nhiên và 3.803 nhân khẩu của xã Bình Sơn; 423,67 ha diện tích tự nhiên và 2.542 nhân khẩu của xã Bình Tân) với tổng diện tích tự nhiên là 11.883,93ha và 50.019 nhân khẩu với 7 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm các phường: Long Thủy, Thác Mơ, Sơn Giang, Phước Bình, Long Phước và các xã: Long Giang, Phước Tín).
Địa giới hành chính của thị xã Phước Long được giới hạn như sau: Đông giáp huyện Bù Đăng; Tây, Nam, Bắc giáp huyện Bù Gia Mập.
2. Địa hình, địa mạo
          Thị xã Phước Long có địa hình tương đối dốc và chia cắt mạnh so với bình quân chung toàn tỉnh, đây là một trong những yếu tố khó khăn trong việc bố trí sử dụng đất so với các huyện thị khác trong tỉnh. Trong đó:
- Có 63,71% diện tích tự nhiên có độ dốc <15o (toàn tỉnh 71,67% DTTN) đây là phần diện tích thuận lợi cho việc sử dụng đất (cả về nông nghiệp và phi nông nghiệp), trong đó: 13,58% diện tích có độ dốc từ 3-8o và 22,88% diện tích có độ dốc từ 8-15o.
- Diện tích đất có độ dốc >15o, chiếm 36,3% tổng diện tích tự nhiên. Phần diện tích đất này rất khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp và nhất là gây khó khăn và tốn kém trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng. Trong đó: đất có độ dốc từ 15-20o (chiếm  27,74% tổng diện tích tự nhiên).
3. Về khí hậu
          Thị xã Phước Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao điều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nói chung và nhất là sản xuất nông nghiệp, với các loại cây trồng nhiệt đới điển hình. Trong đó nổi bật một số đặc điểm sau: Có bức xạ mặt trời cao so với cả nước, (130 kcalo/cm2/năm) và phân bố khá điều trong năm, thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm; lượng mưa tương đối cao (2.285 mm) và phân thành hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) và lượng mưa phân hoá theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp.
4. Tài nguyên nước
          - Nước mặt: Trên địa bàn thị xã Phước Long chỉ có 01 sông lớn chạy qua là Sông Bé. Sông Bé chảy dọc phía bắc của thị xã theo hướng Bắc – Nam. Sông Bé có lưu vực rộng khoảng 4.000 km2 với 3 chi lưu chính: suối Đắk Huýt dài 80km, suối Đắc Lum dài 50 km, suối Đắk Lap dài 9km. Lưu lượng dòng chảy trung bình trung bình đạt khoảng 10 m3/s. Trên dòng sông bé đã quy hoạch 04 công trình thuỷ lợi, thuỷ điện lớn theo 04 bậc thang: Thuỷ điện Thác Mơ, Cần Đơn, Sróc Phu Miêng và Phước Hoà. Trong đó thuỷ điện Thác Mơ, Cần Đơn, Sróc Phu Miêng đã đưa vào sử dụng.
          - Nước ngầm: Theo bản đồ địa chất thuỷ văn tỉnh Sông Bé (cũ) thành lập năm 1995 của liên đoàn địa chất 6 cho thấy nước ngầm trong vùng có các tầng chứa nước như sau: (a) Tầng chứa nước khe nứt lỗ hỏng Bazan (QI-II), tầng sâu phân bố mạch nước ngầm từ 15-30m, chiều dày từ 5-10m, lưu lượng 0,4 l/s, chất lượng nước tốt. (b) Đới chứa nước nức nẻ trầm tích Jura, phân bố khá rộng. Nhìn chung nước ngầm ở Phước Long khá lớn, nhưng việc khai thác và sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp cò rất hạn chế.
5. Tài nguyên đất
          Theo điều tra chỉnh lý bản đồ đất do Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp thực hiện năm 2003 trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000, toàn thị xã Phước Long có 7 đơn vị chú giải bản đồ thuộc 3 nhóm đất. Trong đó: nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất (chiếm 91,9% tổng diện tích tự nhiên, nhóm đất xám chiếm 0,8%, nhóm đất dốc tụ chiếm 2,4%. Thị xã Phước Long có Tài nguyên đất khá phong phú, với chất lượng tốt đặc biệt là đất đỏ bazan chiếm 84,2%. Do vậy, thị xã Phước Long được đánh giá là nơi có tiềm năng khai thác sử dụng đất phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp.
 

 

  Ý kiến bạn đọc

hien ke
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây